Nguồn nước đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc tích trữ và bảo quản nguồn nước rất được chú trọng. Bồn chứa nước chính là thiết bị cần thiết để tích trữ nguồn nước. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bồn nước khác nhau. Hãy cùng Sinco Tank tìm hiểu về chức năng cũng như đặc điểm của những loại bể chứa nước nhé!
1. Khái quát về bể chứa nước
Bể chứa nước là thiết bị được dùng để phục vụ mục đích chứa nước dùng cho sinh hoạt, trữ nước dùng cho tưới tiêu nông nghiệp và chăn nuôi… Để sản xuất bể chứa nước, người ta đã thử sử dụng rất nhiều loại vật liệu. Từ những loại vật liệu truyền thống như xi măng đến những loại vật liệu như sợi thủy tinh, polyethylene…
Hiện nay, tại Việt Nam, hai loại bồn chứa nước được sử dụng phổ biến nhất là bồn nước Inox và bồn nước nhựa. Bồn nước nhựa với kích thước lớn thường được dùng ở nông thôn để tích trữ nước dùng cho sinh hoạt. Bồn nước nước Inox thường được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình tại thành phố.
2. Ứng dụng của bể chứa nước
Từ xa xưa, bể chứa nước được xem là thiết bị không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất. Bồn chứa nước được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của bể chứa nước:
- Bồn chứa nước tích trữ nước dùng cho sinh hoạt tại hộ gia đình, khu dân cư, chung cư.
- Bồn chứa nước chứa nước sử dụng cho bệnh viện, khách sạn, nhà hàng…
- Bồn chứa nước chứa nước sử dụng cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Bồn chứa nước được ứng dụng để tích trữ nước mưa.
- Bồn chứa nước được sử dụng trong các dự án cải tạo nước.
- Bồn chứa nước được sử dụng trong công nghiệp để chứa hóa chất, nước thải.
3. So sánh bể chứa nước truyền thống và bể chứa nước hiện đại
Bể chứa nước xi măng truyền thống được sử dụng lâu đời tại Việt Nam. Nhưng theo thời gian, những loại bồn nước hiện đại như bồn inox, bồn composite, bồn thép không gỉ… đã dần thay thế vị trí của bồn truyền thống. Sau đây hãy cùng so sánh bể nước xi măng truyền thống và bể nước hiện đại. Để cùng tìm hiểu xem hai loại bể chứa nước này có những điểm khác biệt nào.
3.1. Những nhược điểm của bể chứa nước xi măng truyền thống
Chiếm nhiều diện tích: Bể chứa nước xi măng truyền thống yêu cầu một khoảng không gian lớn để xây dựng. Do đó, loại bể này chiếm rất nhiều diện tích. Hơn nữa, bồn xi măng được xây dựng cố định một vị trí nên không thể di dời được.
Chi phí xây dựng cao: Bể xi măng cần một khoảng chi phí khá cao để mua nguyên vật liệu cũng như chi phí nhân công.
Dễ hư hỏng: Bồn xi măng có độ bền không cao, sức chống chịu kém. Trong quá trình sử dụng, nếu không may có ngoại lực tác động. Bồn xi măng dễ bị nứt, bể.
Không đảm bảo chất lượng nguồn nước: Bể xi măng thường xây dựng hình vuông hoặc chữ nhật không có nắp che chắn. Do đó, chất lượng nguồn nước chứa bên trong bể không được đảm bảo.
3.2. Những ưu điểm của bể chứa nước hiện đại
Bể chứa nước hiện đại khắc phục nhược điểm cố định tại một vị trí của bể truyền thống. Đối với bể nước hiện đại, người dùng có thể dễ dàng tháo lắp và vận chuyển sang vị trí khác. Việc vận chuyển đối với loại bồn này cũng khá dễ dàng.
Độ bền cao: Bồn nước hiện đại thường được làm từ những loại vật liệu có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn như Inox, thép không gỉ, composite… Do đó, bồn nước được sản xuất từ những loại vật liệu này cũng sở hữu ưu điểm trên. Thời gian sử dụng trung bình của bồn nước hiện đại từ 10 – 20 năm.
Đảm bảo chất lượng nguồn nước: Thiết kế bồn nước hiện đại kín, các mối nối được hàn bởi công nghệ cao. Vì vậy, đảm bảo cách ly hoàn toàn nguồn nước bên trong với môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, nguồn nước được chứa bên trong bể luôn đảm bảo chất lượng.
Bể chứa nước là thiết bị quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất từ xưa đến nay. Qua những chia sẻ trên, hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích bồn chứa nước.