Trang chủ » Tin tức » Phương pháp và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Phương pháp và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Người viết: admin |  09/05/2022

Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Bởi bên trong nước thải chứa nhiều chất cặn, vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường sống của sinh vật, nguồn nước. Đồng thời, nước thải có thể để lại mầm bệnh ảnh hưởng sức khỏe con người. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật về xử lý nước thải sinh hoạt gia đình.

1. Vì sao phải xử lý nước thải sinh hoạt gia đình?

Nước thải sinh hoạt gia đình là loại nước thải ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình. Nguồn nước thải đó từ hóa chất tẩy rửa, xà phòng, thức ăn thừa… Trong nguồn nước thải này có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa từ sữa tắm, bột giặt, nước rửa chén… Chính vì vậy, khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm sông, suối, hồ và nguồn nước ngầm khu vực xung quanh. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Đồng thời, sông, suối, ao hồ… là môi trường sinh sống của rất nhiều loại sinh vật, thủy hải sản cũng như là nguồn nước uống của động vật hoang dã. Nếu không xử lý trước khi thải ra môi trường thì sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật này. 

2. Phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả

Hiện nay, để xử lý nước thải sinh hoạt gia đình có một số phương pháp như sau:

2.1. Dùng hóa chất để xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp sử dụng hóa chất để xử lý nước thải sinh hoạt khá phổ biến nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dùng hóa chất để tạo phản ứng với chất thải để tạo thành kết tủa. Sau đó, tiếp tục sử dụng màng lọc để lọc lại. Phương pháp này thường được các nhà máy khép kín áp dụng.

2.2. Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ trong nước thải bằng hai cách. Đó là:

  • Áp dụng phương pháp kị khí: Đây là phương pháp dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật kỵ khí trong môi trường không có oxy. Từ đó, các vi sinh vật này sẽ xử lý các chất thải hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt.
  • Áp dụng phương pháp hiếu khí: Tương tự như trên dựa vào hoạt động của vi sinh vật. Nhưng phương pháp này dùng vi sinh vật hiếu khí sống trong điều kiện oxy được cung cấp liên tục. Các vi sinh vật này sẽ xử lý chất bẩn trong nước thải.

Các vi sinh vật sẽ tiến hành hòa tan và phân hủy các chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt. Đặc biệt, phương pháp này rất an toàn và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

2.3. Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp hóa lý

Phương pháp hóa lý sẽ áp dụng phản ứng keo tụ, hấp thụ, đông tụ hoặc tuyển nổi… để xử lý nước thải sinh hoạt. Tùy vào hệ thống xử lý sẽ lựa chọn phương pháp độc lập hoặc kết hợp cùng các phương pháp sinh học, cơ học hoặc hóa học. Phương pháp này có thể xử lý nước thải hiệu quả cao và nhanh chóng. Đặc biệt, phương pháp hóa lý có thể diệt vị khuẩn rất tốt. 

3. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt và đảm bảo thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Bước đầu tiên, hệ thống sẽ loại bỏ tất cả chất rắn có trong nước thải để các bước sau diễn ra trơn tru hơn. Nước thải sinh hoạt sẽ được bơm vào bể để tách chất thải, cặn bã và dầu mỡ. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng. Nếu không lọc kỹ các chất rắn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống.

Bước 2: Sau khi đã lọc chất rắn thì nước từ bể thu gom sẽ tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Trong bể điều hòa, khí sẽ liên tục được sục vào để đảm bảo quá trình xử lý nước thái diễn ra trơn tru không bị gián đoạn.

Bước 3: Các sinh vật sống trong bể thiếu khí sẽ tiến hành phân hủy chất thải hữu cơ trong nước thải sinh hoạt. Nhờ đó mà hàm lượng BOD trong nước thải sinh hoạt sẽ giảm rõ rệt. 

Bước 4: Dựa vào sự chuyển động liên tục không ngừng của vi sinh vật sống trong giá thể, quá trình phân hủy chất thải hữu cơ sẽ được đẩy nhanh hơn. Nhờ vậy mà hàm lượng BOD trong nước thải không vượt quá 5mg/l.

Bước 5: Sau quá trình phân hủy chất thải hữu cơ thì nước thải sẽ tiếp tục được bơm qua bể hồi lưu. Tại bước này, hệ thống sẽ tiến hành khử nitrat.

Bước 6: Tiếp theo, nước sẽ được bơm sang bể lắng cơ học. Mục đích của bước này là lắng cặn bùn còn sót trong nước thải rồi lọc bỏ.

Bước 7: Sau đó, nước sẽ chuyển sang bể lắng bùn để khử toàn bộ nitrat còn lại trong môi trường điều kiện thiếu khí.

Bước 8: Sau khi được xử lý thì nước thải sẽ được tái sử dụng trong sản xuất hoặc tưới tiêu cây trồng, nuôi cá…

Trên đây là tất tần tật về các phương pháp cũng như quy tình xử lý nước thải sinh hoạt gia đình. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu về về cách xử lý nước thải.

Bài viết liên quan

DFisdPooCbfznGgAyzqY1IRscFu1bREmiiNb8ZMA

Bài viết mới

Liên hệ